3 hành vi được đề xuất nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm
Bước sang năm thứ 27, chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT được khai mạc tại Trường ĐH Đồng Nai vào ngày 15.2. Ngay sau đó sẽ tiếp tục diễn ra tại hơn 10 tỉnh, thành trên cả nước.Tại mỗi địa điểm đều có hoạt động tư vấn được truyền hình trực tuyến trên các nền tảng của Báo Thanh Niên, tư vấn tại gian hàng và các hoạt động tham quan giảng đường, phòng thực hành, giao lưu văn nghệ, thực hành nghề nghiệp...Đặc biệt, tại hầu hết các điểm diễn ra chương trình tư vấn, Báo Thanh Niên đếu tổ chức khu vực gian hàng triển lãm để các trường ĐH, CĐ, trung cấp, các trung tâm đào tạo, trung tâm du học... quảng bá tuyển sinh và tư vấn trực tiếp cho học sinh (HS).Để chuẩn bị tư vấn cho HS tại gian hàng, các giảng viên, cán bộ tuyển sinh đã được tập huấn kỹ càng để có thể giải đáp mọi thắc mắc về ngành nghề, chương trình đào tạo, xu hướng tuyển dụng, cách chọn ngành phù hợp với năng lực và sở thích, nhu cầu nhân lực…Có thể nói, những hoạt động sôi động và hấp dẫn chỉ có thể tổ chức tại gian hàng đã được các trường đầu tư để thu hút HS, như trình diễn robot, pha chế, vẽ chân dung, in quà tặng bằng máy in 3D, giao lưu văn nghệ, tổ chức trò chơi, tặng quà và học bổng... Đây cũng là lợi thế lớn nếu như trường ĐH huy động lực lượng giảng viên, cựu sinh viên cùng tham gia tư vấn, hoạt náo.Trong nhiều năm qua, các gian hàng triển lãm được đánh giá là nơi kết nối với học sinh một cách trực tiếp và hiệu quả nhất. Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, nhận định tư vấn tại gian hàng là hình thức hiệu quả bậc nhất. "Chúng tôi được gặp gỡ trực tiếp những HS muốn đăng ký xét tuyển vào trường. Sau khi nghe các em chia sẻ băn khoăn và đặt câu hỏi về ngành nghề, chỉ tiêu, phương thức xét tuyển..., chúng tôi đã tư vấn, giải đáp để các em có được thông tin chính xác nhất".Theo tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, thay vì HS phải đến tận trường gặp gỡ cán bộ tuyển sinh để tìm hiểu, thì tại ngày hội, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn các em đã có thể đến gian hàng của các trường ĐH mà mình quan tâm, rất thuận lợi để có được đầy đủ thông tin mà các em cần.Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc Tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cũng cho rằng gian hàng trong ngày hội Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên giúp các trường có thể tiếp cận hàng ngàn lượt HS một cách nhanh chóng. "Đặc biệt là tiếp cận được đúng đối tượng. Các em muốn tìm hiểu trường nào thì sẽ đến gian hàng tư vấn của trường đó. Thầy cô nhờ vậy có cơ hội gần gũi với HS hơn, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các em để kết nối và tư vấn một cách hiệu quả", thạc sĩ Tư cho hay.Nhiều trường ĐH nhiều năm liền đều đăng ký 2-3-4 gian hàng liền kề nhau để có không gian rộng rãi và ấn tượng dành cho HS tới tìm hiểu, như Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, Trường ĐH FPT, Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Mở TP.HCM, Trường ĐH Văn Lang...Ban tổ chức Chương trình Tư vấn mùa thi đang tiếp tục tiếp nhận đăng ký gian hàng từ các trường ĐH, CĐ, trung cấp, các trung tâm tư vấn du học, ngoại ngữ, tin học. Mọi thông tin đăng ký xin liên hệ:- Khu vực Đông Nam bộ (tổ chức tại Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu): Chị Mỹ Quyên, email: myquyentn@gmail.com, ĐT: 0904.111.176.- Khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình): Chị Quỳnh Lê, email: quynhlebtn@gmail.com, ĐT: 0905.604.007; anh Trần Ngọc Đức: email: tranngocducgs@gmail.com, ĐT: 0905.541.164.- Bình Định và Phú Yên: Chị Trần Thị Tịnh, email: tinhbtn@gmail.com, ĐT: 0935.782.948.- Khánh Hòa: Anh Ngọc Phúc, email: nphuctn@gmail.com, ĐT: 0905.118.885.- Lâm Đồng (Đà Lạt, Đức Trọng): Anh Gia Bình, email: giabinhbtn@gmail.com, ĐT: 0919.550.441.Game thủ Liên Minh Huyền Thoại tranh cãi vì tính năng chống gian lận mới
Nhận định trên của ông Nguyễn Văn Được nêu ra tại hội thảo khoa học triển khai Nghị quyết 57 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng 11.3.Hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp Ban Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.Ông Nguyễn Văn Được nhận định TP.HCM là địa phương có nguồn tài nguyên hết sức đặc biệt, ở vị trí cửa ngõ kết nối quốc tế, là cực tăng trưởng quốc gia, là trung tâm đầu não các trường đại học, viện nghiên cứu và là nơi tập trung các doanh nghiệp lớn và nhỏ, trong và ngoài nước. Những yếu tố trên đòi hỏi địa phương cần có quyết sách, cách đi đặc biệt hơn, chiến lược khác biệt.Ông Nguyễn Văn Được cũng dẫn lại nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế rằng TP.HCM phát triển chạm ngưỡng, nếu không tăng cung thì không thể bứt phá. Tăng cung ngoài đầu tư công, phát triển giao thông để tạo quỹ đất phát triển thì cần có nhân tố mới là công nghiệp tri thức và chuyển đổi số."Đây là nhân tố mới để tạo đột phá, phù hợp với các nguồn tài nguyên, tạo ra giá trị tăng thêm, tận dụng được tài nguyên là nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố", ông Được nói thêm.Về phát triển khoa học - công nghệ, Chủ tịch TP.HCM đánh giá sự đồng hành, cộng sinh giữ vai trò quyết định, trong đó chính quyền là người đặt vấn đề, người đặt hàng còn để giải quyết vấn đề là chuyên gia, trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp."Đi một mình thì nhanh nhưng không xa được, muốn đi xa phải đi cùng nhau", ông nhận định, đồng thời cho rằng cần tránh tình trạng "mạnh ai nấy làm".Trao đổi với các chuyên gia, người đứng đầu TP.HCM gợi mở về mô hình 1-4-1 mà ông rất tâm huyết, đồng thời mong muốn nhận được các góp ý để triển khai trong thực tiễn.Số 1 đầu tiên là trung tâm tài chính quốc tế. Ông Được cho rằng cần xác định ranh giới ở đâu, bộ máy, nguồn nhân lực vận hành trung tâm ra sao. Sắp tới, TP.HCM sẽ mời tổ chức quốc tế trực tiếp tham gia vào xây dựng các trung tâm tài chính trên thế giới để họ tư vấn.Số 4 gồm trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, khu công nghiệp công nghệ cao, giáo dục chất lượng cao và y tế chất lượng cao. Số 1 cuối cùng là hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng số.Chủ tịch TP.HCM cũng đánh giá bối cảnh hiện nay hội tụ đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" và cho rằng không thể chậm trễ hơn nữa, nếu chậm thì không còn cơ hội.Ông Được đề nghị Đại học Quốc gia TP.HCM kết nối các đơn vị, đề xuất cụ thể với thành phố cần hỗ trợ thuế, đất đai. Đồng thời, giúp thành phố đào tạo nguồn nhân lực, "xóa mù" công nghệ 4.0 cho cán bộ, công chức.PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá TP.HCM giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Trong đó, TP.HCM phải là đầu tàu, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm và đồng bằng sông Cửu Long.Tiếp đó, TP.HCM phải cạnh tranh được với trung tâm công nghệ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật công nghệ, tài chính, blockchain (chuỗi khối)…Đối với Đại học Quốc gia TP.HCM, ông Bình cho rằng cần định vị lại đây không phải là hệ thống đào tạo thuần túy mà là trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tri thức của cả khu vực.Đại học Quốc gia TP.HCM phải giữ vai trò nòng cốt, đa trung tâm, có sự tham gia của nhiều trường đại học, doanh nghiệp tại TP.HCM để có thể tập trung nguồn lực, tránh phân tán nguồn đầu tư."Mô hình hợp tác hiện nay là cùng xoắn vào nhau", PGS-TS Phan Thanh Bình nói về mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu.TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM ước tính tổng nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ năm 2025 khoảng 38.000 - 40.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư công khoảng 15.000 tỉ đồng, nguồn lực xã hội từ 23.000 tỉ đồng.Để xài được khoản trên thì phải có thể chế, quy trình, thủ tục. cái quan trọng không kém là đầu tư theo phương thức gì khi đến nay vẫn chưa có danh mục công nghệ chiến lược quốc gia.Vậy TP.HCM chờ đợi hay là đầu tư "không hối tiếc", tức là những hạng mục trước sau gì cũng phải đầu tư dù có chiến lược quốc gia hay không, ví dụ như trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, năng lượng tái tạo.Để làm cần có những khu tập trung, như trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, đưa ra danh mục cụ thể để sử dụng hiệu quả nguồn vốn dành cho khoa học - công nghệ.
Cần Giờ sẽ là hạt nhân dẫn dắt cho toàn vùng công nghiệp cửa biển
Theo dữ liệu mới từ Canalys, Galaxy S24 Ultra hiện đã lọt vào danh sách 10 sản phẩm bán chạy nhất, đánh dấu lần đầu tiên một mẫu smartphone Android cao cấp đạt thành tích này sau 6 năm. Với vị trí thứ 9, mẫu smartphone cao cấp nhất của dòng Galaxy S24 năm ngoái đã ghi nhận hiệu suất bán hàng mạnh mẽ.Mặc dù Apple vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường với iPhone 15 là sản phẩm bán chạy nhất trong năm 2024, tuy nhiên sự trở lại của dòng Galaxy S24 Ultra đã đánh dấu một bước tiến quan trọng cho phân khúc smartphone Android cao cấp. Trong báo cáo của mình, Canalys cho biết: "Samsung đã ghi nhận doanh số dòng S mạnh nhất kể từ năm 2019, với sự tập trung cao độ vào dòng Ultra".Bên cạnh Galaxy S24 Ultra, Samsung còn có hai mẫu điện thoại khác cũng lọt vào danh sách bán chạy nhất, gồm Galaxy A15 và Galaxy A15 5G, trong đó Galaxy A15 là một lựa chọn giá rẻ với mức giá 200 USD.Ngoài Samsung, các nhà sản xuất khác như Oppo, Huawei và Vivo cũng ghi nhận mức tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024. Tổng quan, thị trường smartphone toàn cầu đã tăng trưởng 7% so với năm trước, với lượng hàng xuất xưởng đạt 1,2 tỉ chiếc, đánh dấu mức tăng trưởng hàng năm cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát.Nhà phân tích của Canalys, Runar Bjørhovde, nhận định: "Năm 2024 là năm trở lại của ngành công nghiệp smartphone, với khối lượng giao hàng toàn cầu cao nhất sau đại dịch. Nhu cầu đã tăng vọt trong phân khúc thị trường đại chúng được thúc đẩy bởi chu kỳ làm mới smartphone trong thời gian đại dịch".Trong năm 2024, Samsung đã xuất xưởng tổng cộng 222,9 triệu smartphone, chỉ kém một chút so với 225,9 triệu chiếc của Apple. Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc hi vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ vào năm 2025 nhờ sự ra mắt gần đây của dòng Galaxy S25 và sự xuất hiện của Galaxy S25 Edge trong thời gian tới.
Bùi Lan Hương vừa khép lại năm đầy thành công khi có mặt trong đội hình thành đoàn của chương trình thực tế Chị đẹp đạp gió 2024. Nữ ca sĩ 36 tuổi thành công đưa tên tuổi và tài năng nghệ thuật của mình đến gần hơn với khán giả đại chúng sau nhiều năm “dạo chơi” trong một “vùng đất” riêng. Từ một ca sĩ biết đến với âm nhạc ma mị, kén người nghe cùng phong cách quyến rũ, sang trọng, cô khiến công chúng thay đổi góc nhìn mới về mình: một nghệ sĩ đa năng vừa giỏi vocal, sáng tác nhạc, thử sức với vũ đạo cùng những kỹ năng trình diễn đa dạng và thử thách bản thân ở những thể loại âm nhạc không phải sở trường. Bên cạnh đó là hình ảnh một “chị đẹp” gần gũi, chân thành và không kém phần “lầy lội”, hài hước.Năm Ất Tỵ (2025) trở nên đặc biệt với Bùi Lan Hương vì là năm tuổi của cô. Dù được cho là một năm không may mắn với mình, nữ ca sĩ 8X vẫn nhìn nhận mọi thứ tích cực và cho biết bản thân sẽ nỗ lực cho một năm thành công rực rỡ. Dịp năm mới, chủ nhân hit Ngày chưa giông bão đã chia sẻ với Thanh Niên về Tết, có những bật mí thú vị về cuộc sống chung với “nửa kia” của cô - đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.
Chợ U Minh - xóm chợ trên mảnh đất anh hùng
Giám đốc Sở Môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa ngày 1.3 cho hay quyết định ngừng tiếp nhiên liệu cho những chiếc ô tô cũ được đưa ra tại một "cuộc họp marathon" về ô nhiễm không khí để "tìm ra các căn bệnh và biện pháp khắc phục", theo AFP."Chúng tôi đã quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu cho những phương tiện đã hơn 15 năm tuổi sau ngày 31.3.2025", ông Sirsa nhấn mạnh, cho thêm thiết bị sẽ được lắp đặt tại các trạm xăng để nhận dạng những phương tiện cũ như trên.Những chiếc ô tô chạy bằng dầu diesel và xăng có tuổi đời lần lượt trên 10 và 15 năm không được phép lưu thông trên đường phố ở New Delhi nhưng nhiều chiếc đã bị phát hiện vi phạm quy định.Cũng theo ông Sirsa, các quyết định khác được đưa ra nhằm giảm mức độ ô nhiễm nguy hiểm của thủ đô Ấn Độ bao gồm biến đất cằn cỗi thành "rừng mới" và khuyến khích sinh viên đại học tham gia trồng cây. Ông cho biết thêm chính quyền sẽ bắt buộc các tòa nhà cao tầng, khách sạn và sân bay phải lắp đặt súng chống khói bụi và các tiện ích để kiểm soát ô nhiễm.New Delhi thường xuyên bị xếp hạng là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới và bị bao phủ trong sương mù nồng nặc mỗi năm. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do những người nông dân gần đó đốt rơm rạ, cũng như do các nhà máy và khói xe. Cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong những năm qua và việc đóng cửa trường học kéo dài nhiều tuần trên khắp thủ đô New Delhi, nhằm bảo vệ trẻ em dễ bị tổn thương khỏi không khí độc hại, đã trở thành sự kiện diễn ra mỗi năm, theo AFP.